[PDF] Sổ tay tóm tắt công thức giải nhanh vật lý 12 ôn thi THPT
Các em thân mến, chúng ta đã qua sáu mua thi đại học với hình thức thi trắc nghiệm. Đây là hình thức thi đòi hỏi các em phải có một lượng kiến thức phổ quát và khả năng tổng hợp cao, không những giải được các dạng bài toán mà còn phải giải các loại bài toán này một cách nhanh nhất (vì thời lượng cho mỗi câu hỏi trác nghiệm chưa đầy hai phút).
Hơn mười năm giảng dạy trên giảng đường ĐH ,dạy luyện thi đại học, biên tập đề thi ĐH và viết
sách tham khảo cho chương trình thi trắc nghiệm môn VẬT LÝ cùng các giảng viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực này. Chúng tôi xin bộc bạch và chia sẻ với các em một số kinh nghiệm trong quá trình học và làm bài thi trắc nghiệm môn Vật lý, với hy vọng có thể giúp các em vững bước hơn trong các kỳ thi sắp tới.
Các em hình dung rằng việc chúng ta làm một bài thi trắc nghiệm cũng giống như các em đang ghép
một bức tranh vậy. Mỗi một câu hỏi là mỗi mảnh ghép trong bức tranh đó. Khi ghép tranh các em có thể
ghép từ trên xuống, dưới lên,… và rất nhiều thủ thuật khác. Để đơn giản và dễ hình dung thì các em hãy
xem như bức tranh đó không phải có tới 50 mảnh ghép mà hãy xem mỗi một “chương” là một mảnh ghép
(Cơ học, sóng cơ học, điện xoay chiều, sóng điện từ, sóng ánh sáng, lượng tử ánh sáng, vật lý hạt nhân…),
xem minh nhận biết tốt nhất là mảnh ghép nào thì trong quá trình làm bài thi em tô mảnh ghép đó trước cứ như thế cho đến khi em hoàn thiện bức tranh của minh (Phương pháp này có mặt lợi là do em chỉ giải các bài toán trong cùng một chương nên tư duy logic được liền mạch và nhất quán).
Có bao giờ các em đặt ra một câu hỏi là: “ Làm một bài thi trắc nghiệm thì làm như thế nào, làm từ đâu tới đâu? Đọc một câu hỏi thì trắc nghiệm thì đọc từ đầu? Khi tích đáp án vào phiếu thi thì tích như thế nào, khi nào thì tích? Các bài không thể giải được thì phải tích đáp án ra sao …?” tất cả những điều thầy nói ở trên đều phải có phương pháp và nghệ thuật dựa trên những xác suất toán học đáng tin cậy.
0 Nhận xét