[PDF] Phạm Minh Nhật - Tổng Ôn Kiến Thức Ngữ Văn 12 THPT
Ngọc Nữ Tâm Kinh
Tác giả: Phạm Minh Nhật
Mua sách tại các trang thương mại uy tín
Đọc - hiểu
6 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ VĂN BẢN VÀ CÁCH NHẬN BIẾT
1, Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
– Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè,…
Note: Trong đề đọc hiểu, nếu đề bài trích đoạn hội thoại, có lời đối đáp của các nhân vật, hoặc trích đoạn một bức thư, nhật kí, thì văn bản đó thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt nhé.
2, Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
– Là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương
Note: Trong đề đọc hiểu, nếu thấy trích đoạn nằm trong một bài thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, tuỳ bút, ca dao,… và các tác phẩm văn học nói chung thì mình đều trả lời thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thật.
3, Phong cách ngôn ngữ chính luận:
- Là phong cách được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội.
Note: Được trích dẫn trong các văn bản chính luận ở SGK hoặc lời lời phát biểu của các nguyên thủ quốc gia trong hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự , …
4, Phong cách ngôn ngữ khoa học
- Ngôn ngữ KH: là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là các VBKH.
5, Ngôn ngữ báo chí:
– Là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của XH. Tồn tại ở 2 dạng: nói [thuyết minh, phỏng vấn miệng trong các buổi phát thanh/ truyền hình…] & viết [ báo viết ]
– Ngôn ngữ báo chí được dùng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm,… Ngoài ra còn có quảng cáo, bình luận thời sự, thư bạn đọc,… Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ.
0 Nhận xét