4 Bộ Đề Dự Đoán Tốt Nghiệp THPT 2023 Môn Ngữ Văn
Mua sách gốc tại các trang thương mại uy tín
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2023 Bài thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 1 – MÃ TA1 Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề |
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Thông thường, để làm nổi bật phẩm chất anh hùng của một hình tượng nhân vật, người ta hay đặt nhân vật vào hoàn cảnh đặc thù là đối mặt với gian nan thử thách. Dân gian vẫn có câu “lửa thử vàng, gian nan thử sức” lại có câu “gian nan là nợ anh hùng phải vay” là thế. Phải chiến thắng được những gian nan thử thách ấy thì mới khẳng định được bản lĩnh và khí phách anh hùng. Những gian nan thử thách nào vậy? Thử thách ngoài mình và thử thách trong mình. Thắng những thế lực ngoài mình đã khó, thắng những thế lực ngay trong mình còn khó hơn. Thắng kẻ địch, thắng thiên nhiên đã khó nhưng thắng thói thường trong mình còn khó gấp bội. Không ít người chiến thắng được uy vũ, nhưng lại gục ngã trước những lời mời mọc đầy cám dỗ trong mình. Mà rốt cuộc, nói đến anh hùng là nói đến cái phi thường. Muốn làm chuyện phi thường thì cũng cần phải thắng được cái bình thường.
(Thơ điệu hồn và cấu trúc, Chu Văn Sơn, NXB Hội Nhà văn, 2021, tr291,292)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Theo đoạn trích, người anh hùng thường phải chiến thắng những thử thách nào?
Câu 3. Phân tích tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích sau: Thắng những thế lực ngoài mình đã khó, thắng những thế lực ngay trong mình còn khó hơn. Thắng kẻ địch, thắng thiên nhiên đã khó nhưng thắng thói thường trong mình còn khó gấp bội.
Câu 4. Thông điệp ý nghĩa nhất với anh/chị sau khi đọc văn bản trên là gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về điều bản thân cần làm để chiến thắng những lời mời mọc đầy cám dỗ trong mình.
Câu 2. (5,0 điểm)
Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam - đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trăng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một nhánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Và như vậy, giống như sông Xen của Paris, sông Đanuýp của Buđapet, sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình; Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông. Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa đi khắp phố phường với những cây đa, cây dừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được. Những chi lưu ấy cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước, khiến cho sông Hương khi đi qua thành phố đã trôi đi chậm, thật chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh. Tôi đã đến Leningrad, có lúc đứng nhìn sông Nêva cuốn trôi những đám băng lô xô nhấp nháy trăm màu dưới ánh sáng của mặt trời mùa xuân; mỗi phiến băng chở một con hải âu nghịch ngợm đứng co lên một chân, thích thú với chiếc thuyền xinh đẹp của chúng; và đoàn tàu tốc hành lạ lùng ấy với những hành khách tí hon của nó băng băng lướt qua trước cung điện Peterburg cũ để ra bể Bantich. Tôi vừa từ trong khói lửa miền Nam đến đây, lâu năm xa Huế, và chính Leningrad đã đánh thức trong tâm hồn tôi giấc mơ lộng lẫy của tuổi dại; ôi tôi muốn hóa làm một con chim nhỏ đứng co một chân trên con tàu thủy tinh để đi ra biển. Tôi cuống quýt vẫy tay, nhưng sông Nêva đã chảy nhanh quá, không kịp cho lũ hải âu nói một điều gì với người bạn của chúng đang ngẩn ngơ trông theo. Hai nghìn năm trước, có một người Hi Lạp tên là Hêracơlit, đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi đi qua nhanh, thế vậy! Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi; chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố... Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng.
(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ Văn 12, tập một, NXB GD, 2020, tr. 28-29)
Phân tích hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên.Từ đó, nhận xét về phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
MA TRẬN
TT | Kĩ năng | Mức độ nhận thức | Tổng | % Tổng điểm | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||||
Tỉ lệ (%) | Thời gian (phút) | Tỉ lệ (%) | Thời gian (phút) | Tỉ lệ (%) | Thời gian (phút) | Tỉ lệ (%) | Thời gian (phút) | Số câu hỏi | Thời gian (phút) | ||||
1 | Đọc hiểu | 15 | 10 | 10 | 5 | 5 | 5 | 0 | 0 | 04 | 20 | 30 | |
2 | Viết đoạn văn nghị luận xã hội | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 | 10 | 01 | 25 | 20 | |
3 | Viết bài nghị luận văn học | 20 | 10 | 15 | 10 | 10 | 20 | 5 | 35 | 01 | 75 | 50 | |
Tổng | 40 | 25 | 30 | 20 | 20 | 30 | 10 | 45 | 06 | 120 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 40 | 30 | 20 | 10 | 100 | ||||||||
Tỉ lệ chung | 70 | 30 | 100 |
Lưu ý:
- Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận.
- Cách tính điểm của mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án và hướng dẫn chấm.
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 3,0 | |
1 | Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên: nghị luận | 0,75 | |
2 | Theo đoạn trích, người anh hùng phải chiến thắng những thử thách trong mình và thử thách ngoài mình. | 0,75 | |
3 | - Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích: Điệp cấu trúc “thắng những …..đã khó…thắng….còn …”
+ Tăng sức hấp dẫn, thuyết phục cho lời văn + Nhấn mạnh sự khó khăn trong cuộc đấu tranh để chiến thắng những thử thách trong mình. + Nhắn nhủ mọi người cần nỗ lực vượt lên những khó khăn, thử thách để chiến thắng chính mình. | 1,0 | |
4 | (Thí sinh thể rút ra các thông điệp khác miễn sao hợp lí) Gợi ý:
| 0,5 | |
II | LÀM VĂN | 7,0 | |
1 | Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về điều bản thân cần làm để chiến thắng những lời mời mọc đầy cám dỗ trong mình | 2,0 | |
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Điều bản thân cần làm để chiến thắng những lời mời mọc đầy cám dỗ trong mình | 0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của những chuyến đi trong cuộc sống. Có thể theo hướng: - Xác định mục tiêu cho bản thân từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể và không ngừng nỗ lực để thực hiện từng bước trong kế hoạch đã đặt ra. - Nhận thức rõ về bản thân và sẵn sàng chịu trách nhiệm về những sai lầm mình mắc phải trong cuộc sống, không trốn tránh, không chối bỏ. - Luôn cố gắng thử thách bản thân hàng ngày, hình thành thói quen làm mỗi ngày một việc mà trước đây bạn không thể làm được, dần dần ta sẽ chiến thắng được những thói xấu, những cám dỗ quen thuộc để có nếp sống khoa học. - Chăm chỉ làm việc với ý chí quyết tâm để chiến thắng sự lười biếng luôn hiện hữu cám dỗ ta. - Dùng trái tim bao dung, nhân hậu để chiến thắng những nghi ngờ, hận thù… | 1,0 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,25 | ||
2 | Phân tích hình tượng sông Hương trong một đoạn trích của “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Từ đó nhận xét về phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường | 5,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích hình tượng sông Hương ở một đoạn trích trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông” | 0,5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau: | |||
*Giới thiệu khái quát về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” và đoạn trích | 0,5 | ||
* Phân tích hình tượng sông Hương trong đoạn trích - Sông Hương khi gặp thành phố Huế: + Với hình ảnh nhân hóa “sông Hương vui tươi hẳn lên” vì “tìm đúng đường về” và “nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời”, nhà văn vừa thể hiện được tâm trạng vui tươi của dòng sông khi nhận ra những tín hiệu của người tình mong đợi vừa vẽ nên bức tranh Huế với vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng. + Nhân hóa “kéo một nét thẳng thực yên tâm” làm cho con sông trở nên có hồn, có tâm trạng, mang cái náo nức, rạo rực, nôn nao, khao khát của một cô gái chuẩn bị gặp người mình yêu. + So sánh khúc quanh của dòng sông “như tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu” mới lạ, độc đáo; cái hữu hình so sánh với tâm trạng nên lột tả được cái e thẹn, ngượng ngùng, xấu hổ của người con gái. Qua đó, sông Hương hiện lên như một thiếu nữ Huế trong niềm vui hân hoan của hội ngộ mà phải đến “hàng thế kỷ qua đi” nàng mới được gặp người mình yêu, nhưng nàng vẫn không đánh mất vẻ dịu dàng, e lệ, tình tứ vốn có của mình. (Tailieuchuan.vn) - Sông Hương khi chảy qua thành phố + Dòng sông còn được liên tưởng để so sánh với các dòng sông đẹp nổi tiếng trên thế giới: . Sông Xen chảy vào thành phố Paris. . Sông Đa - nuýp chảy vào thành phố Budapet. Giống với các dòng sông ấy, sông Hương nằm trong thành phố yêu quý của mình. Điều này thể hiện niềm tự hào của tác giả về vẻ đẹp sông Hương cũng như thành phố Huế. + Cảm nhận và lí giải dòng chảy chậm thực chậm của sông Hương dưới góc nhìn địa lí: do những nhánh sông đào tỏa ra khắp phố thị. Với niềm hoài cổ của một nhà văn hoá, Hoàng Phủ Ngọc Tường hướng cái nhìn trầm tư và mơ mộng tới những cây đa, cây cừa cổ thụ toả vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít, tới ánh lửa thuyền chài lập loè trong đêm sương- những hình ảnh khiến dòng sông vừa gần gũi với cuộc sống đời thường, vừa xa xăm trong cõi miên viễn của cổ thi… + Cảm nhận về dòng sông qua lăng kính tình yêu và góc nhìn hội họa . Trong sự liên tưởng tới dòng chảy hùng vĩ của sông Nê Va với hình ảnh giàu chất thơ: “sông Nê va cuốn trôi những đám băng lô xô, nhấp nháy trăm màu dưới ánh sáng của mặt trời mùa xuân” hay sự liên tưởng tới nhà triết học Hê –ra-clít đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi qua quá nhanh, tác giả đưa người đọc trở lại sông Hương trong nỗi nhớ da diết, chảy bỏng: “tôi lại nhớ con sông Hương của tôi”. . “Sông Hương là bản slow tình cảm dành riêng cho Huế”. Hình ảnh so sánh thú vị làm tấm tình của sông Hương với Huế trở nên da diết, đắm say. Tình yêu với Huế của sông Hương của tác giả cũng vì thế mà trở nên rất đỗi sâu nặng. . Điệu slow ấy gắn với văn hoá tâm linh của Huế: “có thể cảm nhận bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh từ những đêm hội rằm tháng bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng”. Ngôn ngữ mượt mà, bóng bẩy, những tính từ, động từ mỹ miều kết hợp phép so sánh trong câu văn trên như tả hết được nét đẹp lãng mạn mà giàu chất thơ, chất hoạ của sông Hương làm cho điệu slow tình cảm ấy lại trở nên có hồn hơn. => Cách tiếp cận đối tượng bằng nhiều ngành nghệ thuật như hội họa, âm nhạc; nghệ thuật nhân hóa, so sánh đầy mới lạ, bất ngờ làm cho sông Hương trở nên có linh hồn. Sông Hương hiện lên với vẻ trữ tình, thơ mộng cùng tấm tình son sắt dành cho xứ Huế qua đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương xứ sở của nhà văn. | 2,5 | ||
* Nhận xét về phong cách của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường - Ngôn ngữ trong sáng, phong phú, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu chất thơ. - Sử dụng nhiều phép tu từ như so sánh, nhân hoá, ẩn dụ,… - Có sự kết hợp hài hoà cảm xúc, trí tuệ, chủ quan và khách quan. - Bút ký có sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú của tác giả về kiến thức địa lý, lịch sử, văn hoá nghệ thuật và những trải nghiệm của bản thân. =>Tất cả tạo nên lối viết văn hướng nội rất mê đắm, tài hoa. | 0,5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,5 | ||
TỔNG ĐIỂM | 10 |
----------------Hết------------------
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2023 Bài thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 2 – MÃ TA2 Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề |
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản:
Cuối rễ đầu cành
Vươn mãi vào bề sâu
Cái rễ non tìm đường cho cây
Qua sỏi đá có khi tướp máu
Hướng mãi lên chiều cao
Cái cành non vượt mưa đông nắng hạ
Nảy chiếc lá như người sinh nở
Ai đang ngồi hát trước mùa xuân
Cuộc đời như thể tự nhiên xanh
Chỉ có đất yêu cây thì đất biết
Những cơn đau nơi cuối rễ đầu cành…
(Bế Kiến Quốc, Cuối rễ đầu cành, Nxb Hà Nội, 1994)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Trong văn bản, con người được miêu tả qua hình ảnh nào?
Câu 3. Phân tích tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Cái cành non vượt mưa đông nắng hạ
Nảy chiếc lá như người sinh nở
Câu 4. Bài học ý nghĩa nhất với anh/chị rút ra cho bản thân sau khi đọc văn bản trên là gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của nghịch cảnh trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Digan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lý giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.
(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ Văn 12, tập một, NXB GD, 2020, tr. 28)
Phân tích hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên.Từ đó, nhận xét về nghệ thuật miêu tả của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
MA TRẬN
TT | Kĩ năng | Mức độ nhận thức | Tổng | % Tổng điểm | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||||
Tỉ lệ (%) | Thời gian (phút) | Tỉ lệ (%) | Thời gian (phút) | Tỉ lệ (%) | Thời gian (phút) | Tỉ lệ (%) | Thời gian (phút) | Số câu hỏi | Thời gian (phút) | ||||
1 | Đọc hiểu | 15 | 10 | 10 | 5 | 5 | 5 | 0 | 0 | 04 | 20 | 30 | |
2 | Viết đoạn văn nghị luận xã hội | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 | 10 | 01 | 25 | 20 | |
3 | Viết bài nghị luận văn học | 20 | 10 | 15 | 10 | 10 | 20 | 5 | 35 | 01 | 75 | 50 | |
Tổng | 40 | 25 | 30 | 20 | 20 | 30 | 10 | 45 | 06 | 120 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 40 | 30 | 20 | 10 | 100 | ||||||||
Tỉ lệ chung | 70 | 30 | 100 |
Lưu ý:
- Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận.
- Cách tính điểm của mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án và hướng dẫn chấm.
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 3,0 | |
1 | Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên: biểu cảm | 0,75 | |
2 | Trong văn bản, con người xuất hiện qua hình ảnh “ngồi hát trước mùa xuân” | 0,75 | |
3 | - Biện pháp tu từ được sử dụng + Nhân hóa: cái rễ non tìm đường; tướp máu… - Tác dụng + Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời thơ + Thể hiện quá trình sinh trưởng của cây: rễ và cành phải trải qua nhiều đau đớn để giúp cây có thể vươn lên. Từ đó, ta có thể thấy cuộc đời của mỗi người cũng vậy, phải trải qua nhiều gian nan, thử thách thậm chí chấp nhận đau đớn thì mới có thể trưởng thành. + Tác giả gửi gắm triết lí: muốn thành công phải chấp nhận vượt qua gian nan, thử thách. | 1,0 | |
4 | (Thí sinh thể rút ra các bài học ý nghĩa khác nhau miễn sao hợp lí) Gợi ý:
| 0,5 | |
II | LÀM VĂN | 7,0 | |
1 | Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về vai trò của nghịch cảnh trong cuộc sống | 2,0 | |
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Vai trò của nghịch cảnh trong cuộc sống | 0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề mà đề yêu cầu Có thể theo hướng: - Nghịch cảnh là một phần tất yếu của cuộc sống đồng thời là một phép thử đặc biệt để con người thấy được tình người trong cuộc sống - Nghịch cảnh giúp con người nhìn nhận lại bản thân để từ đó có thể khám phá được những khả năng tiềm ẩn - Nghịch cảnh là điều kiện để con người tôi rèn bản lĩnh, ý chí trở nên mạnh mẽ, kiên cường hơn … | 1,0 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,25 | ||
2 | Phân tích hình tượng sông Hương trong một đoạn trích của “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Từ đó nhận xét về nghệ thuật miêu tả của Hoàng Phủ Ngọc Tường. | 5,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích hình tượng sông Hương ở một đoạn trích trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông” | 0,5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau: | |||
*Giới thiệu khái quát về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” và đoạn trích | 0,5 | ||
* Phân tích hình tượng sông Hương - Sông Hương trong không gian núi rừng Trường Sơn: Khái quát: Nói tới sông Hương người ta thường có ấn tượng về sự bằng phẳng, êm đềm trong khung cảnh yên ả thanh bình của Huế. Riêng Hoàng Phủ Ngọc Tường thì có cái nhìn khác, nhà văn không chỉ ngắm nhìn “khuôn mặt kinh thành” với vẻ đẹp sang trọng, cổ kính của sông Hương mà còn ngược dòng không gian, tìm về những cảnh rừng đại ngàn, khám phá vẻ đẹp bí ẩn, sức mạnh tiềm tàng được đóng kín trong tâm hồn sâu thẳm. Không chỉ phát hiện “sông Hương dòng sông thuộc về một thành phố duy nhất” Hoàng Phủ Ngọc Tường còn đi sâu khám phá sông Hương ở cội nguồn. Nhà văn đặt sông Hương trong mối quan hệ với dãy Trường Sơn + Sông Hương là bản trường ca của rừng già . Ở nơi khởi nguồn của dòng chảy, gắn liền với đại ngàn Trường Sơn, con sông toát lên vẻ đẹp vừa hùng vĩ vừa trữ tình, mang một sức sống mãnh liệt. Qua đó, nhà văn thể hiện cảm hứng cùng cái nhìn sâu sắc về cội nguồn. . Hình ảnh so sánh được đặt trong một câu văn dài, được chia làm nhiều vế, có sử dụng thủ pháp điệp cấu trúc (rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn/ mãnh liệt qua những ghềnh thác/ cuộn xoáy như những cơn lốc…) vừa để gợi dậy cái dư vang của trường ca, vừa tạo nên âm hưởng hùng tráng, mạnh mẽ của con sông giữa rừng già. + Sông Hương như cô gái Di- gan phóng khoáng và man dại: . Biện pháp nhân hóa đã gợi ra vẻ đẹp hoang dại nhưng cũng rất tình tứ của dòng sông. Tính cách mạnh mẽ, phóng túng của những cô gái Digan ưa thích cuộc sống tự do, nay đây mai đó, xinh đẹp và bí ẩn, yêu thích nhảy múa, ca hát được gắn cho dòng sông hoang dã, khiến sông Hương khúc thượng nguồn càng trở nên quyến rũ say đắm. . Chính rừng già đã hun đúc cho sông Hương bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do và trong sáng ấy. Rừng già là hình ảnh của những cánh rừng đại ngàn hoang sơ, bí ẩn, mênh mông. Hình ảnh đem đến sắc thái hoang dại cho dòng sông nơi thượng nguồn. . Nhưng cũng chính rừng già đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của sông Hương - một sức mạnh hoang sơ, man dại, vừa sáng ngời rực rỡ, vừa khơi gợi quyến rũ, bí ẩn của người con gái trẻ năng động, hoạt bát. Nhà văn sử dụng những hình ảnh phong phú, ấn tượng làm hiện lên dòng sông Hương ở giữa lòng Trường Sơn với vẻ đẹp đầy nữa tính, đáng yêu, vừa hoang dại vừa tự do và tràn trề sức sống. - Sông Hương trên thủy trình trở về với vùng châu thổ êm đềm: Khi ra đi khỏi rừng già, sông Hương cũng nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ của một vùng văn hóa xứ sở. + Với biện pháp nhân hóa này, sông Hương như một đấng sáng tạo góp phần tạo nên, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của một vùng thiên nhiên, xứ sở. Đây là một phát hiện độc đáo về sông Hương chỉ có thể có ở một người gắn bó và am tường về mảnh đất cố đô. + Bằng tình yêu và niềm tự hào với dòng sông quê hương, với trí tưởng tượng phong phú và khả năng khám phá tài tình, độc đáo, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã miêu tả dòng sông Hương trong vẻ đẹp nguyên sơ và đầy cá tính. -> Nhà văn nhận xét dòng chảy của sông Hương ở thượng nguồn là “cuộc hành trình gian truân" không kém phần kì lạ và bí ẩn, vì nó đã đọng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”. Hành trình khám phá sông Hương là hành trình kì bí, thú vị. Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng thật tài hoa khi ông đã sáng tạo nên những liên tưởng, những so ánh, ẩn dụ và nhân hóa miêu tả vẻ đẹp mang tính lưỡng thể đầy tính nhân văn của dòng sông Hương giữa đại ngàn Trường Sơn. Tác giả đã nhắc khẽ mọi người “nếu chỉ mãi mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành cùa nó... sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua. .”. Suy tưởng ấy đã làm cho liên tưởng mà tác giả nêu lên thêm phần rung động thấm thía. | 2,5 | ||
* Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của Hoàng Phủ Ngọc Tường - Nhà văn đã chọn những chi tiết tiêu biểu, đắt giá để miêu tả vẻ đẹp của sông Hương - Ngôn từ giàu hình ảnh, nhạc tính - Câu văn dài, sinh động với những vế đối, động từ mạnh, tính từ cặp đôi - Khả năng quan sát tinh tế, trí liên tưởng, tưởng tượng phong phú -> Qua cách Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả sông Hương, ta thấy được ý thức lao động nghệ thuật công phu nghiêm túc, tinh thần say mê, vốn hiểu biết sâu rộng về lịch sử, văn hóa, địa lý cùng tài năng viết kí bậc thầy của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đó cũng là biểu hiện của tình yêu tha thiết, mãnh liệt về quê hương xứ sở của nhà văn. (Tailieuchuan.vn) | 0,5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,5 | ||
TỔNG ĐIỂM | 10 |
----------------Hết------------------
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2023 Bài thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 3 – MÃ TA3 Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề |
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản:
Có một hôm, tình cờ lạc vào forum trường cũ, tôi đọc được câu này của một người bạn thân thiết thuở ấu thơ: “Bình yên- là khi được ra khỏi nhà.”
Tôi hiểu vì sao bạn viết như vậy, và tôi đọc được sau dòng chữ ấy một nỗi buồn vô hạn.
“Nhà” chỉ là một từ ngắn ngủi nhưng hàm nghĩa của nó thì có thể rất mênh mông.
“Nhà” trong nỗi buồn của bạn là căn biệt thự vắng người, và mỗi khi có người thì đầy tiếng cãi vã.
“Nhà” trong kí ức của tôi là nơi tôi chạy quanh chân ba trong cái sân nhỏ có trồng những cây cà chua khi tôi chưa đầy ba tuổi.
“Nhà” trong nỗi nhớ của cô bạn thân vừa dọn qua khu phố mới kín cổng cao tường, chính là cái xóm nhỏ ồn ào mà thân mật, những ngôi nhà cũ có hàng rào thấp và thưa, nơi người này có thể đứng ngoài đường mà lơ đãng ngó vô phòng khách của nhà người khác.
“Nhà đối với những người xa quê hương chính là cái dải đất hình chữ S nhỏ nhắn bên bờ biển Đông, và đối với những phi hành gia đang làm việc trên trạm không gian, “nhà” có thể chính là viên ngọc xanh tuyệt đẹp ngoài vũ trụ kia đang quay rất chậm.
“Nhà” cũng có thể là tình yêu của một ai đó dành cho ta, là trái tim ấm áp của một ai đó, nơi mà ta luôn ao ước được chạy đến náu mình để tìm lại sự bình yên.
“Nhà” chỉ là một từ ngắn ngủi, nó không đồng nghĩa với sự bình yên, nhưng chúng ta luôn khao khát nó gắn với sự bình yên. Và khi nào “nhà” trái nghĩa với bình yên thì đó là khởi đầu của sự bất hạnh.
[…] “Nhà” là phần cứng, còn sự bình yên, hạnh phúc, niềm vui là phần mềm. Gia đình là phần cứng, còn tình yêu và sự thấu hiểu là phần mềm.
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, Nxb Hội nhà văn, tr.12)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Trong văn bản, “nhà” với những người xa quê được hiểu như thế nào?
Câu 3. Phân tích tác dụng của phép điệp trong đoạn văn sau:
“Nhà” trong nỗi buồn của bạn là căn biệt thự vắng người, và mỗi khi có người thì đầy tiếng cãi vã.
“Nhà” trong kí ức của tôi là nơi tôi chạy quanh chân ba trong cái sân nhỏ có trồng những cây cà chua khi tôi chưa đầy ba tuổi.
“Nhà” trong nỗi nhớ của cô bạn thân vừa dọn qua khu phố mới kín cổng cao tường, chính là cái xóm nhỏ ồn ào mà thân mật, những ngôi nhà cũ có hàng rào thấp và thưa, nơi người này có thể đứng ngoài đường mà lơ đãng ngó vô phòng khách của nhà người khác.”
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm:“Nhà” cũng có thể là tình yêu của một ai đó dành cho ta, là trái tim ấm áp của một ai đó, nơi mà ta luôn ao ước được chạy đến náu mình để tìm lại sự bình yên không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của gia đình trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.
Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.
Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không “bảo hộ” được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật.
Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.
(Trích Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo Dục, 2009, tr.31)
Phân tích đoạn văn trên; từ đó, nhận xét về giá trị văn học của tác phẩm.
MA TRẬN
TT | Kĩ năng | Mức độ nhận thức | Tổng | % Tổng điểm | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||||
Tỉ lệ (%) | Thời gian (phút) | Tỉ lệ (%) | Thời gian (phút) | Tỉ lệ (%) | Thời gian (phút) | Tỉ lệ (%) | Thời gian (phút) | Số câu hỏi | Thời gian (phút) | ||||
1 | Đọc hiểu | 15 | 10 | 10 | 5 | 5 | 5 | 0 | 0 | 04 | 20 | 30 | |
2 | Viết đoạn văn nghị luận xã hội | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 | 10 | 01 | 25 | 20 | |
3 | Viết bài nghị luận văn học | 20 | 10 | 15 | 10 | 10 | 20 | 5 | 35 | 01 | 75 | 50 | |
Tổng | 40 | 25 | 30 | 20 | 20 | 30 | 10 | 45 | 06 | 120 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 40 | 30 | 20 | 10 | 100 | ||||||||
Tỉ lệ chung | 70 | 30 | 100 |
Lưu ý:
- Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận.
- Cách tính điểm của mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án và hướng dẫn chấm.
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 3,0 | |
1 | Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên: nghị luận | 0,75 | |
2 | Trong văn bản, “nhà” đối với những người xa quê hương chính là cái dải đất hình chữ S nhỏ nhắn bên bờ biển Đông | 0,75 | |
3 | -Phép điệp: điệp từ “nhà”, điệp cấu trúc “nhà trong…là…” -Hiệu quả: + Tạo nhịp điệu, tạo ra sự liệt kê, tăng khả năng nhấn mạnh cho lời văn + Nhấn mạnh: quan niệm khác nhau của mỗi người về “nhà”; nguyên nhân của những quan niệm khác nhau đó là do sự trải nghiệm của mỗi người tại nhà của họ khác nhau; hàm nghĩa rộng của từ “nhà”: không chỉ chỉ nơi những thành viên trong gia đình sống cùng nhau mà còn là tất cả những nơi con người từng gắn bó sâu đậm. | 1,0 | |
4 | - HS nêu rõ quan điểm: Đồng tình/ không đồng tình/ vừa đồng tình vừa không đồng tình -Lý giải phù hợp, thuyết phục + Đồng tình vì: nhà không chỉ là không gian vật lý, nhà còn là không gian tinh thần của con người, là nơi mang đến cảm giác bình yên, ấm áp…. + Không đồng tình vì: hs trả lời phù hợp với đạo đức và pháp luật. | 0,5 | |
II | LÀM VĂN | 7,0 | |
1 | Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về vai trò của gia đình trong cuộc sống | 2,0 | |
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Vai trò của gia đình trong cuộc sống | 0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề Có thể theo hướng: Gia đình có vai trò quan trọng trong cuộc sống: - Gia đình là cái nôi đầu tiên nâng đỡ con người, dạy ta nhiều điều hay lẽ phải, dạy ta cách làm người, là nền tảng để ta vững bước trên con đường đời. - Gia đình là bình yên để mỗi người tìm về sau những khó khăn, giông bão của cuộc đời; là động lực để con người cố gắng vươn lên hoàn thiện bản thân. - Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình hạnh phúc góp phần hình thành một cộng đồng hạnh phúc, phát triển và ngược lại… | 1,0 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,25 | ||
2 | Phân tích một đoạn trích của “Tuyên ngôn độc lập”. Từ đó nhận xét về giá trị văn học của tác phẩm. | 5,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích một đoạn trích của “Tuyên ngôn độc lập”, nhận xét về giá trị văn học của tác phẩm. | 0,5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau: | |||
* Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh, tác phẩm và đoạn trích. | 0,5 | ||
* Phân tích đoạn văn - Câu mở đầu đoạn: “Thế mà hơn 80 năm nay…. đồng bào ta.” -> Câu chuyển tiếp, tạo sự tương phản với các lí lẽ của đoạn mở đầu: thực dân Pháp đã phản bội lại tuyên ngôn thiêng liêng của tổ tiên chúng, phản bội lại tinh thần nhân đạo của nhân loại. - Pháp kể công “khai hóa”, Bác đã kể tội chúng trên mọi phương diện: + Về chính trị: không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào, thi hành luật pháp dã man, chia rẽ dân tộc, tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu + Về kinh tế: Cướp không ruộng đất, hầm mỏ; độc quyền in giấy bạc, xuất cảng, nhập cảng; đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí + Văn hóa – xã hội – giáo dục: lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, thi hành chính sách ngu dân, đầu độc dân ta bằng rượu cồn , thuốc phiện => Biệp pháp liệt kê + điệp từ chúng + lặp cú pháp + ngôn ngữ giàu hình ảnh + giọng văn hùng hồn đanh thép làm nổi bật những tội ác điển hình, toàn diện, thâm độc, tiếp nối, chồng chất, khó rửa hết của thực dân Pháp. - Pháp kể công “bảo hộ”, bản tuyên ngôn lên án chúng: + “Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn thực dân Pháp “quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật.” + “Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng.” -> Trong 5 năm, chúng bán nước ta hai lần cho Nhật. -> Hậu quả: làm cho “hơn hai triệu đồng bào của ta bị chết đói”. - Pháp nhân danh Đồng minh tuyên bố Đồng minh đã thắng Nhật, chúng có quyền lấy lại Đông Dương, tuyên ngôn chỉ rõ: + Chính pháp là kẻ phản bội lại Đồng minh, hai lần dâng Đông Dương cho Nhật. + Không hợp tác với Việt Minh chống Nhật mà trước khi thua chạy, Pháp còn “nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.” => Với những lí lẽ và sự thật lịch sử không thể chối cãi, các biện pháp tu từ nghệ thuật, giọng điệu đanh thép,…, Hồ Chí Minh đã chỉ ra thực dân Pháp đã phản bội và chà đạp lên chính nguyên lí mà tổ tiên xây dựng, đồng thời bác bỏ luận điệu xảo trá về công “khai hóa”, “bảo hộ” và khẳng định nền độc lập của nước Việt Nam là tất yếu lịch sử. Phát hành từ website Tailieuchuan.vn | 2,5 | ||
* Nhận xét về giá trị văn học của tác phẩm - “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn yêu nước lớn của thời đại. Tác phẩm khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập dân tộc gắn liền với quyền sống của con người, nêu cao truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo của Việt Nam. - “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn chính luận mẫu mực. Dung lượng tác phẩm ngắn gọn, cô đọng, gây ấn tượng sâu sắc. Kết cấu tác phẩm mạch lạc, chặt chẽ, chứng cứ cụ thể, xác thực, lập luận sắc bén, giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ tác phẩm chính xác, gợi cảm, tác động mạnh mẽ vào tình cảm, nhận thức của người nghe, người đọc | 0,5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,5 | ||
TỔNG ĐIỂM | 10 |
----------------Hết------------------
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2023 Bài thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 4 – MÃ TA4 Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề |
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản:
“Việc đọc sâu” - đối nghịch lại với chuyện đọc trên bề mặt mà ta thường làm trên web – là lối thực hành có nguy cơ tuyệt chủng, một dạng thực hành mà ta phải có biện pháp gìn giữ như ta gìn giữ một tòa nhà quan trọng trong lịch sử hay một tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa. Kĩ năng đọc như thế nếu biến mất sẽ làm nguy hại đến sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của bao nhiêu thế hệ trưởng thành cùng mạng internet, cũng như nguy hại đến việc duy trì nhiệm vụ phê phán trong nền văn hóa chúng ta: các tiểu thuyết, bài thơ và những thể loại văn chương khác chỉ có thể được trân trọng bởi những độc giả có trí não được đào tạo để lĩnh hội chúng theo đúng nghĩa đen.
Nghiên cứu gần đây ở lĩnh vực khoa học tri nhận (cognitive science), tâm lí học và khoa học thần kinh đã chứng tỏ việc đọc sâu – chậm rãi, đắm chìm vào, phong phú về mặt chi tiết thuộc cảm giác, sự phức tạp về mặt cảm xúc và luân lí - chính là trải nghiệm đặc sắc, khác với cách đọc giải nghĩa từ ngữ đơn thuần. Mặc dù đọc sâu, xét cho cùng, không cần đến một cuốn sách theo quy ước truyền thống, nhưng những giới hạn bên trong trang sách là thứ đặc biệt làm cho trải nghiệm đọc sâu được dễ dàng hơn. Một cuốn sách không có những đường siêu liên kết (hyperlink), chẳng hạn thế, sẽ giải thoát người đọc khỏi việc đưa ra quyết định - Liệu tôi có nên nhấp vào đường liên kết này không? - và điều đó cho phép họ tiếp tục chìm đắm hoàn toàn vào câu chuyện”.
(Tại sao chúng ta nên đọc văn chương, Bản dịch của Duy Đoàn, Blog Chiếc nón, dẫn theo http://tramdoc.vn/tin-tuc/tai-sao-chung-ta-nen-doc-van-chuong-n33rW.html)
Chú thích:
Khoa học tri nhận (cognitive science): là ngành nghiên cứu về bản chất của trí tuệ, kết hợp của nhiều ngành, trong đó tâm lí học, thần kinh học, ngôn ngữ học, triết học, khoa học máy tính, nhân loại học,…
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Quan điểm của tác giả về “việc đọc sâu” là gì?
Câu 3. Tại sao nói “việc đọc sâu” là “một dạng thực hành mà ta phải có biện pháp gìn giữ như ta gìn giữ một tòa nhà quan trọng trong lịch sử hay một tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa”?
Câu 4. Anh/chị có suy nghĩ gì về việc đọc của giới trẻ hiện nay?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về việc làm thế nào để đọc sách hiệu quả.
Câu 2. (5,0 điểm)
Hỡi đồng bào cả nước,
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
(Trích Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.39)
Phân tích đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh trong tác phẩm.
MA TRẬN
TT | Kĩ năng | Mức độ nhận thức | Tổng | % Tổng điểm | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||||
Tỉ lệ (%) | Thời gian (phút) | Tỉ lệ (%) | Thời gian (phút) | Tỉ lệ (%) | Thời gian (phút) | Tỉ lệ (%) | Thời gian (phút) | Số câu hỏi | Thời gian (phút) | ||||
1 | Đọc hiểu | 15 | 10 | 10 | 5 | 5 | 5 | 0 | 0 | 04 | 20 | 30 | |
2 | Viết đoạn văn nghị luận xã hội | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 | 10 | 01 | 25 | 20 | |
3 | Viết bài nghị luận văn học | 20 | 10 | 15 | 10 | 10 | 20 | 5 | 35 | 01 | 75 | 50 | |
Tổng | 40 | 25 | 30 | 20 | 20 | 30 | 10 | 45 | 06 | 120 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 40 | 30 | 20 | 10 | 100 | ||||||||
Tỉ lệ chung | 70 | 30 | 100 |
Lưu ý:
- Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận.
- Cách tính điểm của mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án và hướng dẫn chấm.
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 3,0 | |
1 | Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên: nghị luận | 0,75 | |
2 | - Đọc sâu đối nghịch lại chuyện đọc trên bề mặt – lối đọc sẽ làm nguy hại đến trí tuệ, cảm xúc, nguy hại đến việc duy trì nhiệm vụ phê phán trong nền văn hóa chúng ta. - Đọc sâu (khác với đọc giải nghĩa từ ngữ đơn thuần) là đọc chậm rãi, tạo nên trải nghiệm đặc sắc. | 0,75 | |
3 | - Con người thực hành kĩ năng đọc sâu sẽ tiếp nhận được vốn tri thức phong phú, có năng lực nghiên cứu tìm tòi. - Con người sẽ nhận ra được giá trị của những quy tắc ứng xử trong cuộc sống, các chuẩn mực đạo đức làm người, biết hướng tới những giá trị tốt đẹp. Từ đó, con người biết cảm thông, chia sẻ với đồng loại, biết yêu thương và san sẻ khó khăn với người khác. => Khẳng định vai trò quan trọng của việc đọc sâu, phải rèn luyện kĩ năng đọc sâu một cách thường xuyên. | 1,0 | |
4 | - Thí sinh nêu có thể ra đánh giá về việc đọc hiện nay của giới trẻ + Thích nghe, xem nhiều hơn đọc. + Thích đọc truyện tranh, truyện hài hước, không thích đọc các tác phẩm văn học/ tiểu thuyết. + Chỉ đọc lướt lấy thông tin, không đọc sâu. …. Từ đó, học sinh trình bày suy nghĩ cá nhân. | 0,5 | |
II | LÀM VĂN | 7,0 | |
1 | Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ về việc làm thế nào để đọc sách hiệu quả. | 2,0 | |
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Làm thế nào để đọc sách hiệu quả | 0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề Có thể theo hướng: Sách là sản phẩm sáng tạo bằng trí tuệ và tâm hồn của con người, là kho tàng tri thức của nhân loại. Đọc sách có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống mỗi người. Để đọc sách hiệu quả cần: + Xác định rõ mục đích đọc sách để có thể lựa chọn những cuốn sách phù hợp. + Chọn lựa sách bằng cách đọc mục lục của sách hoặc đọc tóm tắt nội dung hoặc tìm hiểu phản hồi của những người đã đọc. + Đọc sách một cách chủ động, kết hợp đọc với việc ghi chú, đánh dấu những nội dung bản thân cho là quan trọng hoặc tâm đắc. + Chọn môi trường đọc sách phù hợp, không cần tuyệt đối tĩnh lặng nhưng phải đảm bảo sự tập trung trong quá trình đọc + Dành thời gian suy nghĩ về những gì đã đọc để có thể thấu hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa của cuốn sách cũng như rút ra cho bản thân những bài học bổ ích + …. | 1,0 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,25 | ||
2 | Phân tích một đoạn trích của “Tuyên ngôn độc lập”. Từ đó nhận xét về nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh trong tác phẩm | 5,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích một đoạn trích của “Tuyên ngôn độc lập”, nhận xét nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh trong tác phẩm. | 0,5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau: | |||
* Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh, tác phẩm và đoạn trích. | 0,5 | ||
* Phân tích đoạn trích - Mở đầu, Hồ Chí Minh sử dụng lời hô gọi “Hỡi đồng bào cả nước” vừa thu hút sự quan tâm chú ý của mọi người vừa xác định đối tượng hướng tới của bản tuyên ngôn chính là nhân dân Việt Nam. - Hồ Chí Minh trích dẫn hai bản tuyên ngôn độc lập của Pháp và Mĩ + Việc lựa chọn dẫn chứng thể hiện sự khôn khéo và kiên quyết trong nghệ thuật lập luận: . Hai bản tuyên ngôn ra đời trước đó hàng thế kỉ, được toàn thế giới công nhận về mặt pháp lí và tư tưởng chính nghĩa -> tạo cơ sở vững chắc cho bản tuyên ngôn độc lập ở Việt Nam. . Sử dụng tuyên ngôn của Pháp và Mĩ, Bác thể hiện thái độ trân trọng, kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới. . Đặt ba bản tuyên ngôn, ba cuộc cách mạng, ba dân tộc ngang hàng, Hồ Chí Minh ngầm thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc. . Việc trích dẫn cũng cho thấy thái độ kiên cương quyết và bản lĩnh chính trị phi thường ở Người. Lời lẽ của Mĩ và Pháp trong hai bản tuyên ngôn chính là đề cao sự tự do, bình đẳng, bác ái giữa người với người, nêu cao ngọn cờ của sự tự do, hạnh phúc. Vậy mà hơn 80 năm nay, thực dân Pháp lại sang đô hộ nước ta, cướp đi sự tự do, bình đẳng đó của chúng ta, đế quốc Mĩ lăm le biến nước ta thành thuộc địa phục vụ cho lợi ích của chúng -> Hồ Chí Mình đã chỉ ra sự mâu thuẫn trong lời nói và hành động của Pháp và Mĩ. Dù chỉ trích dẫn xong lại như một đòn chí mạng, “gậy ông đập lưng ông” để lật tẩy bản chất giả dối của thực dân và đế quốc, phê phán và ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của chúng. + Sự sáng tạo trong trích dẫn: Từ quyền bình đẳng, tự do, mưu cầu hạnh phúc của con người (tuyên ngôn của Mĩ và Pháp) Bác “suy rộng ra“, nâng lên thành quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc trên thế giới. Đó là suy luận hợp lí, sáng tạo, là đóng góp quan trọng nhất trong tư tưởng giải phóng dân tộc của Bác, là phát súng lệnh cho bão táp cách mạng ở các nước thuộc địa. - Lời khẳng định “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” + Hình thức câu phủ định mang ý nghĩa khẳng định + Hùng hồn, đanh thép, khẳng định vững vàng cho những lí lẽ và dẫn chứng, đặc biệt là quyền tự do của dân tộc => Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở đầu bản tuyên ngôn thật súc tích, ngắn gọn, với cách trích dẫn sáng tạo và cách lập luận chặt chẽ, vừa kiên quyết vừa vô cùng khéo léo để nêu ra nguyên lí chung về quyền tự do độc lập của các dân tộc trên thế giới cũng như khẳng định một cách mạnh mẽ, hùng hồn cơ sở pháp lí của Tuyên ngôn độc lập | 2,5 | ||
* Nhận xét về nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh - Lập luận: chắc chắn, dứt khoát, dẫn chứng thuyết phục, khẳng định nguyên lí độc lập – tự do không ai có thể chối cãi được. - Lí lẽ: xuất phát từ tình yêu công lý, thái độ tôn trọng sự thật, dựa vào lẽ phải đã được nhân dân thế giới công nhận và từ các cuộc đấu tranh chính nghĩa trong lịch sử nhân loại. - Giọng văn: đanh thép, hùng hồn, giàu tính luận chiến. - Ngôn ngữ: trong sáng, sắc sảo, giàu hình ảnh, cách xưng hô của Bác tạo được sự gần gũi với nhân dân cả nước trong giờ phút thiêng liêng của dân tộc. | 0,5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,5 | ||
TỔNG ĐIỂM | 10 |
----------------Hết------------------
0 Nhận xét