[PDF] Nóng Giận Là Bản Năng Tĩnh Lặng Là Bản Lĩnh
Mua sách gốc tại các trang thương mại uy tín
Điềm đạm là sự điềm tĩnh xuất phát từ nội tâm. Cổ nhân cho rằng: “Điềm tĩnh dưỡng thần, phật dịch ô vật.” Ý muốn nói, điềm tĩnh có thể dưỡng tâm, giúp con người không phụ thuộc vào thứ bên ngoài. Điềm tĩnh nói đến một thái độ sống “lùi”, vạn sự thuận theo tự nhiên, người giữ được tinh thần như vậy, chắc chắn có thể làm tốt việc dưỡng tâm.
Hiện giờ, ngày càng có nhiều người theo đuổi việc “dưỡng sinh”.
Dưỡng sinh gồm có dưỡng tâm, dưỡng tính và dưỡng thân. Nhưng rất
nhiều người chỉ quan tâm đến việc dưỡng thân, cho rằng chỉ cần chăm sóc
cơ thể cho thật đẹp đẽ, khỏe mạnh, thì có thể hưởng thụ cuộc sống lâu dài.
Cho nên, số người có thể kiên trì hằng ngày tập luyện thể thao, ăn uống
lành mạnh thì nhiều, nhưng số người có thể kiên trì dưỡng tâm hằng ngày
lại rất ít.
Có một bà mẹ cực kỳ chú trọng việc dưỡng sinh. Gặp ai cô ấy cũng
thao thao bất tuyệt về đạo lý dưỡng sinh, về việc mỗi ngày phải ăn cái gì,
ăn bao nhiêu, ăn thế nào, vận động bao lâu… Cô ấy nói hết lần này đến lần
khác: Chỉ có làm như vậy, mới không bị bệnh! Nhưng mỗi lần nghe những
điều này, tôi đều thấy rất lạ. Một người ngày nào cũng bận rộn chuẩn bị đồ
ăn lành mạnh cho bản thân từ sáng đến tối, sợ mình ăn phải đồ ăn không
tốt sẽ sinh bệnh, không thể sống thọ, ngày nào cũng lo lắng như vậy, liệu có
vui vẻ được không?
Nếu như chúng ta dưỡng sinh mà không bắt đầu từ việc dưỡng tâm
dưỡng tính, trong lòng sẽ có nhiều phiền não, có nhiều ham muốn. Như
vậy, “hạnh phúc” mà chúng ta được hưởng chỉ dừng ở mức ăn ngon mặc
đẹp và cơ thể khỏe mạnh, đó không phải cuộc sống thăng hoa chân chính.
Đại sư Hoằng Nhất cho rằng điềm đạm là “điều đầu tiên của việc
dưỡng tâm”. Điềm đạm mà ngài nói tới suy cho cùng là cần con người
phải tĩnh tâm. Thế gian này bao chuyện phiền não, dễ ảnh hưởng đến tâm
lý của con người. Cho nên, nhiều người nghĩ rằng tâm mình không tĩnh là
vì đang bị quá nhiều chuyện quấy nhiễu. Thật ra, ta bị quấy rầy không phải
vì những chuyện phiền nhiễu trên đời, mà vì tâm không tĩnh. Khi chúng ta
có thể tách khỏi tất cả sự vật bên ngoài, cho dù ở trong hoàn cảnh nào, ta
cũng có thể hưởng thụ cuộc sống an nhàn thực sự.
Trong xã hội hiện thực này, rất nhiều chuyện sẽ làm cho chúng ta “dao
động”.
Khi một người mỗi ngày kiếm được 10 đồng, chỉ đủ để ăn no, anh ta
cảm thấy rất thoải mái, nhưng lại mơ mỗi ngày kiếm được 100 đồng; khi
kiếm được 100 đồng mỗi ngày, anh ta lại cảm thấy mệt hơn trước rất
nhiều, và không thấy hài lòng lắm, bởi vì có người mỗi ngày kiếm được
1.000 đồng; anh ta làm việc chăm chỉ hơn, cuối cùng cũng có thể kiếm
1.000 đồng mỗi ngày, anh ta bắt đầu mua xe, mua nhà, sống cuộc sống tốt
đẹp mà anh ta từng ao ước, nhưng anh ta lại bắt đầu hướng về cuộc sống
mỗi ngày kiếm được 10.000 đồng… Chúng ta luôn rơi vào một vòng tròn
kỳ lạ như vậy. Chúng ta luôn cho rằng khi đạt được điều gì mình mong đợi
đã lâu, trong lòng sẽ cảm thấy yên tâm, hài lòng, từ đó có thể hạnh phúc.
Nhưng sau khi đạt được điều mình muốn, ta lại có cảm giác cũng chỉ thế
mà thôi. Những ham muốn lớn hơn nối tiếp nhau, mục tiêu ngày càng cao,
và chúng ta càng ngày càng mệt hơn. Do đó, một người sau khi có biệt thự,
xe hơi, anh ta càng không hạnh phúc, bởi anh ta lo sợ một ngày nào đó sẽ
mất đi cuộc sống như vậy, do đó đành phải dốc sức làm việc nhiều hơn, ép
bản thân phải kiếm được 100.000 mỗi ngày, nếu chỉ kiếm được 80.000 thì
thở dài ngao ngán. Ngày nào cũng sống trong nỗi sợ mất đi danh lợi, gánh
áp lực khủng khiếp, làm sao mà không sinh bệnh cho được? Dĩ nhiên,
không phải con người không thể sống như vậy, danh lợi vốn là sự theo
đuổi lớn nhất cuộc đời đối với một người bình thường. Nhưng ý ở đây
muốn nói, nếu như cuộc sống như vậy làm cho chúng ta cảm thấy thêm áp
lực, thêm phiền muộn, không hề có cảm giác hạnh phúc, thì bạn hoàn toàn
có thể suy nghĩ theo hướng khác. Không nhất thiết phải từ bỏ những thứ
như biệt thự, xe hơi, chỉ cần từ bỏ việc cố chấp gắn bó với những thứ này,
dù kiếm được 1.000.000 mỗi ngày cũng không ngạo mạn, mà mỗi ngày
kiếm được 10 đồng cũng không chán chường, muốn ăn thì ăn, muốn ngủ
thì ngủ, không cần gượng ép bản thân, bạn có thể cảm nhận được sự hạnh
phúc ngay lập tức.
0 Nhận xét